Bất động sản Bắc Giang còn nhiều dư địa trong xu hướng "detox" của thị trường

Nỗ lực vươn lên thoát khỏi đáy của thị trường

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thị trường vẫn chưa đủ lực để có thể tăng tốc vượt đỉnh khó khăn nhưng phần nào đã thoát khỏi nguy cơ “mất phanh”, dần khởi sắc và đi theo hướng ổn định, bền vững hơn. 

Dù tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường vẫn đang ở mức thấp so với cùng kỳ các năm trước, nhưng điểm tích cực là tỷ lệ hấp thụ của năm 2023 đã tăng dần theo quý. Thống kê của Hội Môi giới cho thấy giao dịch đang có dấu hiệu tăng trở lại. Tổng lượng giao dịch bất động sản trên thị trường Quý I đạt gần 3.000 giao dịch, Quý II đạt gần 4.000 giao dịch và Quý III đạt khoảng gần 6.000 giao dịch. Mặc dù lượng giao dịch thấp hơn so với trước đây (mỗi quý đạt 50.000 giao dịch) nhưng cũng phản ánh nỗ lực vươn lên của thị trường.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định là những địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước,  trong đó Bắc Giang dẫn đầu với GRDP 2023 ước đạt 13,45%. Những con số này cho thấy các trung tâm sản xuất ở phía Bắc đang nằm trong nhóm tăng trưởng cao nhất. Theo đó, những địa phương này cũng chính là điểm sáng của BĐS cuối năm bởi giữ được nhịp kinh tế ổn định, đầu tư hạ tầng bài bản, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, giữ được niềm tin của người dân đối với thị trường BĐS. 

anhr-1

Đối với phân khúc BĐS nhà ở, Quý III/2023 ghi nhận khoảng 90% nguồn cung sơ cấp tại các thị trường trọng điểm đến từ các dự án hiện hữu. Tổng nguồn cung sơ cấp (bao gồm nguồn cung hiện hữu và nguồn cung mới) khoảng 38.000 sản phẩm. Trong đó, miền Bắc có khoảng 14.000 sản phẩm, miền Trung khoảng 3.300 sản phẩm, miền Nam khoảng 17.500 sản phẩm, miền Tây có khoảng 2.600 sản phẩm được cung ứng ra thị trường. 

Miền Bắc có nguồn cung thấp, tương đối ổn định hơn so với miền Nam. Tỷ lệ hấp thụ tính trên nguồn cung sơ cấp toàn khu vực miền Bắc Quý III/2023 đạt khoảng 15% – 20%. Tại các tỉnh vệ tinh Hà Nội (Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh) ghi nhận giá bán bình quân căn hộ đạt 20 – 52 triệu đồng/m2, tăng 2% – 3% theo quý. Giá bán nhà phố đạt 38 – 171 triệu đồng/m2, ổn định theo quý. Giá bán bình quân biệt thự đạt 27 – 194 triệu đồng/m2, ổn định theo quý. Giá bán bình quân shophouse đạt 36 – 200 triệu đồng/m2, tăng 2 – 3% theo quý. Giá bán bình quân đất nền đạt 17 – 60 triệu đồng/m2, ổn định theo quý.

Theo dữ liệu mới nhất từ báo cáo tâm lý và xu hướng người tiêu dùng BĐS (CSS) của Batdongsan.com.vn, 65% người được hỏi có dự định mua bất động sản trong năm tới. Trong đó, 60% mua với mục đích đầu tư. Đất nền là loại hình được người mua tiềm năng hướng đến nhiều nhất (33%), tiếp theo là nhà riêng (26%) và chung cư (24%). 

Riêng với phân khúc đất nền, tại TP Hồ Chí Minh, lượt quan tâm tìm kiếm ghi nhận tăng từ 6% - 7% so với cùng kỳ năm ngoài, Hà Nội đã có tăng trưởng trở lại ở mức 4% - 6%. Một số thị trường tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình ở phía Bắc hay Long An, Bình Dương ở phía Nam cũng đang dần phục hồi nhu cầu tìm kiếm nhà đất sau thời gian dài suy giảm. Đặc biệt, thị trường BĐS Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã và đang đón nhận khá nhiều tín hiệu tích cực.  

BĐS Bắc Giang còn nhiều dư địa trong xu hướng “detox” của thị trường

 

Trong xu hướng dòng tiền đầu tư BĐS đang lưu thông nhiều hơn ở các địa phương có nhịp kinh tế ổn định, định hướng quy hoạch rõ ràng, có nhiều biện pháp tích cực tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy thị trường, Bắc Giang đang tích cực vươn lên từ lợi thế chiến lược và rất nhiều dư địa.

Đầu tiên phải kể đến nguồn cung. Một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng về các dự án đang triển khai xây dựng ghi nhận, trong Quý III/2023, có 863 dự án đang triển khai xây dựng, tăng 106,99% so với Quý II/2023. Trong số 366 dự án tại miền Bắc, Bắc Ninh đứng đầu với 95 dự án, Bắc Giang chỉ có 5 dự án nhưng nhu cầu tìm kiếm BĐS ở thị trường này lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy những con số tích cực trong tăng trưởng kinh tế đã tác động tới thị trường BĐS như thế nào. 

image00320240208205915

Thị trường đang từng bước điều chỉnh giá BĐS về giá trị thực. Đây là thời điểm thích hợp cho những ai chủ động về vốn và có nhu cầu sử dụng đất thực sự. Chỉ số tìm kiếm BĐS ở Bắc Giang lại có xu hướng tăng cho thấy thị trường đã nhìn nhận tích cực về dư địa tại đây. Trong khi mặt bằng giá đất nhà phố tại vị trí trung tâm của các tỉnh, thành khu vực vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đều đang ở mức cao (Quảng Ninh: 180 - 300 triệu đồng/m2, Hải Phòng: 150 - 200 triệu đồng/m2), thì Bắc Giang mới đang ở mức 80 - 150 triệu đồng/m2. Một số dự án ở khu vực trung tâm Bắc Giang cũng đều có mức giá tốt kể cả ở thị trường sơ cấp hay thứ cấp, thậm chí cả dự án sắp ra mắt.

Là một địa phương đang trên đà trở thành đô thị loại I và định hướng phát triển đô thị thông minh tầm nhìn 2030, BĐS Bắc Giang đang còn rất nhiều dư địa từ các lợi thế chiến lược của mình: cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội; nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh - một trong hai hành lang của kế hoạch hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc; top đầu về thu hút FDI; dẫn đầu cả nước về GRDP trong 02 năm liên tiếp…

Khảo sát được Batdongsan.com.vn tiến hành với gần 1.000 môi giới bất động sản đã chỉ ra khó khăn lớn nhất khiến các giao dịch nhà đất không thể “chốt kèo” chính là tâm lý muốn giữ tiền chờ BĐS giảm thêm và tâm lý hoang mang, nghi ngại thị trường bất động sản sẽ vẫn còn tiêu cực nên chưa dám xuống tiền. 

Sau quá trình “detox” của thị trường, có rất nhiều yếu tố đã thay đổi và dịch chuyển theo hướng minh bạch hơn, bền vững hơn, từ hành vi người tiêu dùng đến các chính sách và mặt bằng giá. Khi thị trường đã “chạm đáy” và đang trên đà dịch chuyển sang một chu kỳ mới thì BĐS ở những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế tốt chắc chắn sẽ được nhà đầu tư lựa chọn để tìm hiểu trở lại, khách hàng có nhu cầu thực cũng sẽ an tâm cân nhắc để “mở hầu bao”.